Contact Me on Zalo
0766535353
HOTLINE: 0766535353
Mỹ Nghệ
Phong Thủy Tại Gia

Di Lạc vác cành đào

Di Lạc vác cành đào

Sản phẩm: Di Lạc vác cành đào ôm đá tự nhiên

Kích thước: C960-R560-S200

Chất liệu: Gỗ hương ta

Tình trạng: Còn hàng

Giá: Liên hệ

Ý nghĩa của tượng Di Lặc vác cành đào ra sao? Tại sao lại có hình tượng Di Lặc vác cành đào? Đó là 2 trong nhiều thắc mắc của những người mới chơi đồ gỗ phong thủy. Chúng tôi trân trọng xin được lý giải điều này ở bài viết dưới đây:


Ý nghĩa của tượng Di Lặc vác cành đào


Di Lặc và cành đào – Hai hình ảnh phổ biến trong quan niệm về hạnh phúc của người Á Đông


Di Lặc, Bồ Tát Di Lặc hay là Phật Di Lặc

Di Lặc là tên gọi theo phiên âm Hán Việt của Maitreyanātha, tức là Từ Thị (người có lòng nhân từ tuyệt vời). Ngài là Bồ Tát và sẽ trở thành Phật sau nhiều triệu kiếp nữa.

Phật Di Lặc là vị Phật vị lai nghĩa là Ngài sẽ xuất hiện trong tương lai. Sứ mệnh của Ngài là giáo hóa, đem ánh sáng chân lý để cứu rỗi người đời.

Tương truyền trước khi viên tịch, Bố Đại hòa thượng răn rằng chính ông là Bồ Tát Di Lặc thoát thai mà thành.

Phật Di Lặc theo quan niệm của người Trung Hoa và Việt Nam thì tồn tại dưới hình dáng của hòa thượng kì dị tên gọi là Bố Đại hòa thượng (nhà sư có cái túi to). Sư Bố Đại tính tình vui vẻ, người thấp lùn, béo tròn, có nhiều phép màu nhiệm. Bố Đại hòa thượng hay giúp đỡ người lành, vui đùa với trẻ con, chữa bệnh cho kẻ ốm, đem lại tiền của cho người nghèo khó.

Vì lẽ đó, người Việt chúng ta vẫn quan niệm Phật Di Lặc như là hình ảnh mang tính ước lệ, đại diện cho may mắn, của cải sung túc, hạnh phúc tràn đầy.


Thôi Hộ nhà thơ nổi tiếng đời Đường có bài thơ về hoa đào rằng:

Hoa đào, trái đào hay hình dáng cây đào đều là những hình ảnh đẹp. Hoa đào tươi mơn mởn, trái đào tròn đẹp, dáng cây đào cổ kính… tất cả đều gợi lên những xúc cảm thẩm mỹ khó quên.

  • Về mặt thẩm mỹ:

Không phải dĩ nhiên mà cây đào, trái đào hay cành đào lại là những hình ảnh phổ biến, thường xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình, thơ văn… của các dân tộc Á Đông.

Cành đào, cây đào, trái đào những hình ảnh đẹp, nhiều ý nghĩa với người Á Đông


Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong


Cụ Nguyễn Trãi cũng có bài thơ Nôm rất hay về hoa đào


Một đóa đào hoa khéo tốt tươi,
Cành xuân mơn mởn thấy xuân cười.
Đông phong ắt có tình hay nữa,
Kín tiễn mùi hương dễ động người


Như vậy cây đào, trái đào trước hết là 1 hình ảnh đẹp về mặt thẩm mỹ, cảm xúc


  • Về ý nghĩa phong thủy, ước lệ

Phật Di Lặc vác cành đào trên vai như là Phật đang đem mùa xuân, hạnh phúc và sự tươi mới tới người đời.

Như trên đã phân tích, hình ảnh cành đào là dấu hiệu biểu thị cho mọi sự tốt lành. Sự khởi đầu may mắn, hạnh phúc, sức khỏe và sự trường thọ. Vì thế tượng Phật Di Lặc vác cành đào mang ý nghĩa tốt lành, may mắn.

Thực tế thì trong các kinh kệ Phật giáo không hề có kể lại việc Phật Di Lặc vác cành đào. Hình ảnh Di Lặc vác cành đào hay tượng Di Lặc vác cành đào là sự sáng tạo của dân gian.

Bản chất của hình ảnh Phật Di Lặc vác cành đào

Trái đào được coi là đồ ăn chay của Thần Tiên. Ăn trái đào thì được sống lâu trăm tuổi. Đó cũng là lý do vì sao ông Thọ trong bộ Phúc Lộc Thọ lại thường cầm trên tay trái đào tiên cực lớn.

Bà Tây Vương Mẫu trên thiên đình cũng được truyện Tây Du chép rằng bà là chủ của vườn đào trường thọ nổi tiếng.

Cây đào mọc thành rừng là biểu trưng cho muôn sự tốt lành. Cây đào lá đắng không có sâu bệnh cho nên được ví như là cây thuốc của thần tiên. Rừng đào ở đầu nguồn (đào nguyên) được coi như là nơi ở của các bậc nho nhã. 3 ông Tam Đa Phúc Lộc Thọ được truyện cổ kể lại rằng sinh sống, an nhàn tại rừng đào đầu suối.

Cành đào, trái đào còn là hình ảnh biểu trưng cho sức khỏe và tuổi thọ. Cây đào, cành đào sống trên núi, chịu được tuyết sương. Sống lâu, sống khỏe, xuân về là lại nẩy lộc, đâm hoa. Biểu trưng cho sức sống, và sự sống tuần hoàn vô tận.

Đó là lý do vì sao người ta lại dùng hình ảnh cành đào để làm biểu trưng cho sự may mắn. Rước cành đào về nhà dịp Tết đến Xuân về như là lời chúc, lời cầu mong cho 1 năm mới bình an, thắng lợi.

Cành đào, hoa đào còn là hình ảnh ẩn dụ, ước lệ về sự tươi mới, sự mở đầu tốt đẹp. Là hi vọng cho những điều may mắn, hạnh phúc trong tương lai. Hoa đào nở về mùa xuân – mùa khởi đầu cho 1 năm mới. Hoa đào màu đỏ hồng gợi đến sự bình an, hạnh phúc.

Phật Di Lặc vác cành đào là sứ giả của thần tiên đang mang sức khỏe, sự trường thọ tới chúc phúc cho mọi người.


Bản thân pho tượng Di Lặc vác đào đã mang vẻ đẹp tự thân nó. Vẻ đẹp của hình thế, vẻ đẹp của chất gỗ, vẻ đẹp đến từ tài hoa của nghệ nhân điêu khắc. Điều này mang đến những xúc cảm thẩm mỹ tích cực cho người chơi.

Tượng Di Lặc vác cành đào là hình ảnh về vị Phật nhân từ, Phật cười Di Lặc. Tượng được cho rằng có năng lượng tốt, đem lại may mắn, hanh thông và sức khỏe tới người dùng. Như vậy, nguyên tắc chung là khi chơi tượng Di Lặc vác cành đào là người chơi cần phải có sự tin tưởng nhất định.

Cách ứng xử với tượng Di Lặc vác cành đào


Cho dù có thờ cúng hay không người chơi cũng cần phải tỏ thái độ tôn kính đáng có. Nên đặt tượng Di Lặc cành đào ở những vị trí trang trọng, tôn nghiêm, sạch sẽ. Phòng khách, văn phòng làm việc, phòng đọc sách, cơ quan – xí nghiệp… là những nơi cần thiết để đặt tượng Di Lặc vác đào.

Nhiều mẫu tượng Di Lặc vác đào kích thước nhỏ hơn có thể đặt trên đôn gỗ, đặt trên kệ TV… để cầu mong những điều may mắn, thuận lợi.

Một bức tượng Di Lặc vác đào kích thước tầm 1m trở lên có thể đặt tại phòng khách, văn phòng giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu…

Tượng Di Lặc vác cành đào có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Vì thế nên chọn đặt tượng cho phù hợp với không gian sinh hoạt.


Dù tượng to nhỏ như nào thì cũng phải giữ cho tượng được sạch sẽ nghiêm trang. Không được che khuất bức tượng, không được đặt tượng trực tiếp xuống sàn nhà…




Sản phẩm khác