Contact Me on Zalo
0766535353
HOTLINE: 0766535353
Mỹ Nghệ
Phong Thủy Tại Gia

Quan Công trấn ải

Quan Công trấn ải

Sản phẩm: Quan Công trấn ải

Kích thước: C980-R370-S260

Chất liệu: Gỗ hương đá

Tình trạng: Còn hàng

Giá: Liên hệ

Tượng Quan Công là một trong những vật phẩm phong thủy rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Mọi người thường chọn đặt tượng Quan Công trong nhà, công ty, văn phòng làm việc hoặc chỗ kinh doanh với mong muốn là được phù trợ và giúp đỡ trong cuộc sống và công việc. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ ý nghĩa của tượng Quan Công và cách sử dụng tượng để mọi người có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một bức tượng phù hợp và ưng ý nhất.


Nguồn gốc của tượng Quan Công


Tượng Quan Công được chế tác dựa trên một nhân vật nổi tiếng có thật ở Trung Quốc, đó là Quan Vũ, tự là Quan Vân Tường. Ông còn có tên gọi khác như Quan Đế, Mỹ Nhiêm Công hay Trường Sinh.

Quan Vũ sinh vào khoảng thời gian từ năm 160 – 162 tại huyện Giải, quận Hà Đông. Ngày nay là Vận Hành, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông mất năm 220 tại Lâm Tự, Kinh Châu. Ngày nay là Nam Chương, Tương Dương, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Lúc sinh thời, Quan Vũ là một vị tướng quân rất tài giỏi. Ông góp nhiều công sức trong việc thành lập nên nhà Thục Hán – vua là Lưu Bị. Ông cũng chính là người đứng đầu ngũ hướng của nhạc Thục, dưới ông còn có Triệu Vân, Trương Phi, Hoàng Trung và Mã Siêu.

Sau khi Quan Vũ mất, ông đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc, tiêu biểu là tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ngoài ra, hình ảnh của ông còn được tái hiện trong các vở chèo, kịch hoặc phim ảnh.

Trong dân gian, Quan Vũ chính là biểu tượng của tính chính trực và trung thành. Bên cạnh đó, ông còn là biểu tượng của tính trượng nghĩa, hào hiệp, ghét kẻ xấu, đặc biệt là luôn luôn đứng ra bênh vực những người yếu thế trong xã hội.

Tuy được sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng Quan Vũ vẫn được học cả võ và văn. Thời trẻ, ông từng làm nghề bán đậu phụ. Song vì bản tính hào hiệp nên trong một lần bênh vực kẻ yếu mà ông phạm phải tội giết người, phải bỏ xứ đến quận Trác sinh sống.

Tại quận Trác, Quan Vũ gặp được Trương Phi và Lưu Bị. Ba người kết nghĩa anh em tại vườn đào, thề sống chết cùng nhau. Đến nay vẫn còn khá nhiều tác phẩm nghệ thuật nhắc đến hoặc kể về câu chuyện này với hình ảnh “đào viên kết nghĩa”.

Lưu Bị sau này gặp được thêm Khổng Minh, Khổng Minh và Quan Vũ trở thành những cánh tay đắc lực của Lưu Bị, giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Khi Quan Vũ mất, người đời phong ông là Thánh Võ, còn Khổng Minh được phong là Thánh Văn.

Nhờ công lao cũng như những phẩm chất tốt đẹp mà hiếm ai có được, Quan Vũ đã được tạc thành tượng Quan công và trở thành một trong những biểu tượng thờ cúng quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam và Trung Quốc.



Ý nghĩa của tượng Quan Công

Như đã nói ở trên, Quan Công (Quan Vũ) là một vị tướng quân trượng nghĩa và hào hiệp, luôn luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ người yếu thế và dân dành. Thế nên nhiều người đã đặt tượng Quan Công trong nhà với mong cầu gia đình được bảo vệ bình an, cuộc sống được tốt đẹp và nhận được nhiều phước lành hơn.

Theo các chuyên gia phong thủy, khi đặt tượng Quan Công ở các vị trí có sao xấu chiếu đến trong nhà thì Quan Công sẽ che chở và giúp đỡ gia đình hóa giải hung khí và sát khí. Có thể tránh được nhiều điều không may mắn, ít bị kẻ xấu và tiểu nhân hãm hại, các mối quan hệ trong cuộc sống trở nên tốt đẹp và vui vẻ hơn.

Còn đối với những ngôi nhà có hướng xấu, tượng Quan Công sẽ giúp gia đình ngăn chặn sự xâm nhập của tà ma bên ngoài. Tuy nhiên phải đi kèm với điều kiện là tượng được đặt ở vị trí hướng thẳng ra cửa chính và mặt tượng có thần thái dữ dằn. Có như vậy tượng mới nhiều năng lượng để có thể bảo vệ gia đình bình an.

Ngoài những ý nghĩa trên, tượng Quan Công khi đặt trong nhà còn giúp cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn. Mọi người trong nhà yêu thương, hòa thuận, nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó còn phù trợ rất tốt cho công việc của người “cha”, giúp “cha” gặp được nhiều may mắn và thuận lợi.

Có thể nói, tượng Quan Công mang ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của người Việt Nam. Do đó tượng không chỉ được chọn để đặt trong nhà mà còn được đặt ở công ty hoặc cửa hàng. Tùy theo tính chất công việc và mong muốn của bản thân mà mỗi người sẽ chọn một hình tượng Quan Công khác nhau với những ý nghĩa riêng biệt. Cụ thể:

Những người làm trong lĩnh vực quân sự coi tượng Quan Công giống như là vị thần giúp bảo vệ bản mệnh trong cuộc sống hoặc khi làm nhiệm vụ. Bởi theo lịch sử và các giai thoại dân gian có ghi lại thì ông là một tướng tài, dũng mãnh trăm trận trăm tháng. Kể cả khi ông thất bại và bị trảm đầu vẫn rất hiên ngang với trời đất.

Người bình thường thì coi tượng Quan Công là vị thần hộ mệnh, có thể giúp bản thân được bảo vệ bình an. Hình ảnh của ông cũng là đại diện cho sự trung nghĩa của con người, là khắc tinh của những kẻ tiểu nhân, bạc tín bội nghĩa.

Đối với giới học giả, văn sĩ và tri thức thì tượng Quan Công chính là thần văn học. Họ sử dụng tượng Quan Công đọc sách đặt ở bàn học hoặc bàn làm việc để có đầu óc minh mẫn và sáng suốt, có ý chí kiên cường cùng tinh thần thép, đặc biệt là suy nghĩ được nhiều kế sách hay. Con cháu mai sau cũng sẽ nhận được lộc văn võ song toàn, học hành giỏi giang.

Còn với các nhà lãnh đạo hoặc những người có chức quyền cao thì coi tượng Quan Công là vị thần giúp họ có được sự kính nể của cấp dưới và tránh bị tiểu nhân dùng những mưu hèn kế bẩn hãm hại.



Cách sử dụng tượng Quan Công


Tượng Quan Công hiện nay được làm bằng rất nhiều chất liệu khác nhau, tiêu biểu nhất là tượng Quan Công làm bằng gỗ, tượng Quan Công làm bằng đồng và tượng Quan Công làm bằng đá. Mỗi chất liệu đều có những ưu điểm riêng. Ví dụ, tượng Quan Công làm bằng đồng có sự chắc chắn và độ bóng bên ngoài tuyệt đẹp, giúp toát lên sự uy nghi của một vị tướng tài ba. Còn tượng Quan Công làm bằng gỗ lại có bền cao, mùi gỗ dịu nhẹ, đặc biệt là thể hiện được uy nghiêm và phong thái của một vị tướng tài.

Mỗi người có thể dựa trên điều kiện kinh tế, không gian nhà ở/công ty và nhu cầu của bản thân mà lựa chọn một tượng Quan Công với chất liệu phù hợp nhất. Nhưng dù chọn tượng Quan Công làm bằng chất liệu nào thì cũng cần chú ý đến cách sử dụng tượng hợp phong thủy để được phù trợ trong cuộc sống và đạt được những điều như ý nguyện. Tránh sử dụng sai để tránh gặp phải những điều xui xẻo như kẻ xấu hãm hại, các thành viên trong gia đình thường xuyên cãi vã và tranh chấp,….

Tượng Quan Công sau khi mua hoặc thỉnh về nên đặt ở vị trí cao, tốt nhất là đối diện với cửa ra vào. Bởi khi tọa trên cao, tượng có thể quan sát được mọi sự vật sự việc xảy ra trong nhà. Đồng thời trấn áp được những ma quỷ và luồng khí xấu từ bên ngoài xâm nhập vào nhà. Giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình có một cuộc sống bình an và thuận hòa. Ngoài ra khi đặt ở vị trí đó, khách đến chơi nhà sẽ nhìn thấy được tượng và sự uy nghiêm của tượng đầu tiên nên sẽ thêm phần tôn trọng và kính nể gia chủ.

Đối với những gia chủ đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh hoặc đang làm quan chức, làm trong những tổ chức chống tệ nạn,… thì nên đặt tượng Quan Công ở sau lưng. Bởi vì khi đặt như vậy, tượng Quan Công sẽ là chỗ dựa vững chắc cho gia chủ, giúp gia chủ có đủ dũng khí, sự tự tin và may mắn để đương đầu với những đối tượng bất hảo và kẻ tiểu nhân, đặc biệt là đủ sức để chống lại các thế lực đen tối. Góp phần giúp mọi người bình an trước mọi giông bão và thử thách.

Ngoài ra, mọi người cũng có thể đặt tượng Quan Công ở những địa thế xấu trong nhà hoặc những nơi có nhiều xác khí. Tượng sẽ giúp hóa “hung” thành “lành”, giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình tránh được tai kiếp và những điều kém may mắn. Từ đó cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, mọi người yêu thương, gắn bó và giúp đỡ nhau, ít khi xảy ra mâu thuẫn. Đặc biệt là kẻ xấu muốn hãm hại gia đình cũng khó qua được ải của “Quan Công”.


Những lưu ý khi sử dụng tượng Quan Công


Khi quyết định chọn tượng Quan Công để bày trong nhà, công ty, cửa hàng kinh doanh,… thì mọi người cần lưu ý những điều sau đây để tránh phạm uý, bất kính với ngài.

Thứ nhất: Khi thỉnh tượng Quan Công về bày trí cần làm nghi lễ hô thần nhập tượng nếu thờ cúng. Còn chỉ trang trí phong thuỷ thì có cũng được, không cũng không sao. Còn để thực hiện nghi lễ hô thần nhập tượng mọi người có thể tự làm hoặc nhờ các thầy phong thuỷ giúp đỡ.

Thứ hai: Không đặt tượng Quan Công ở phòng ngủ, nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. Bởi vì đây là những nơi được xem là không trang nghiêm, có thể mang đến những vận xui cho gia đình. Đặc biệt là ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của gia chủ và những thành viên trong gia đình.

Thứ ba: Không đặt tượng Quang Công sát sàn nhà, cần đặt cách mặt đất 50 cm trở lên để thể hiện được sự oai phong, uy nghiêm của ngài. Nhưng đối với một số tượng to thường được chế tác kèm theo bệ thì có thể đặt trực tiếp trên sàn nhà.

Thứ tư: Không cầu xin, khấn bái với các mục đích hãm hại người khác, đặc biệt là bất trung bất nghĩa. Bời Quan Công là đại diện của chính nghĩa, là khắc tinh của những kẻ tiểu nhân chuyên đâm chọc người khác sau lưng.

Thứ năm: Thường xuyên dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ chỗ đặt tượng Quan Công. Có như vậy tượng mới phát huy được hết tác dụng phong thủy và “vui lòng” hơn trong việc phù trợ gia chủ. Giúp gia chủ và những người thân của mình có một cuộc sống an nhiên, vui vẻ và hạnh phúc.

Hi vọng với những chia sẻ về ý nghĩa của tượng Quan Công và cách sử dụng, bạn đọc sẽ tích lũy được thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích. Nếu có bất kì thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn mua sản phẩm, hãy liên hệ trực tiếp với cửa hàng mynghephongthuytaigia.com để được giải đáp và phục vụ chu đáo nhất. Xin trân thành cảm ơn!




Sản phẩm khác