Sản phẩm: Diện Phật Quan Âm
Kích thước: C580-R330-S170
Chất liệu:Gỗ Bách xanh
Tình trạng: Còn hàng
Theo kinh điển phật giáo thì có rất nhiều các vị Bồ Tát, nhưng có lẽ Phật Quan Âm là vị Bồ Tát được biết đến nhiều nhất. Quán Thế Âm Bồ Tát là một hình tượng gần gũi với tất cả các tín đồ Phật Giáo. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi và cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ của tất cả chúng sinh. Vì thế mà Tượng Phật Quan Âm đang được rất nhiều người ưu chuộng để thờ cúng trong gia đình.
Quan
Âm gọi đủ là Quan Thế Âm, nhưng vì người đời Đường ở Trung Quốc kiêng
húy chỉ "Thế" nên gọi tắt là Quan Âm. Rồi từ đó trở về sau, nhiều người
gọi mãi thành quen, vì thế mà có danh hiệu Quan Âm Bồ Tát và được dùng
phổ biến đến ngày nay.
Người đời coi lòng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát như tình mẹ thương con vô bến, vô bờ, cho nên kính ngưỡng Ngài thông qua hình tượng một người phụ nữ và thường gọi Ngài là: ” Phật Bà Quan Âm“.
Bồ Tát Quan Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.
Phật
Bà Quan Âm xuất hiện dưới nhiều hình dáng để cứu độ chúng sanh, đặc
biệt là trong những nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không có
con cũng thường cầu Phật Bà Quan Âm.
Quan Âm cũng thường được nói đến bên cạnh Phật A-di-đà và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm hai mươi lăm với tên Phổ môn, những công hạnh của Bồ Tát trình bày cụ thể và tán thán. Tại Việt Nam và Trung Quốc, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.
Trong lịch sử, văn học bác học (Tây du ký của Trung Hoa), văn học nhân gian, hay trong kinh sách nhà Phật Thì Phật Bà Quan Âm được xem là vị Bồ Tát có sức mạnh nhất, chỉ sau Phật Tổ.
Ở
đây có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát phổ độ chúng sinh và là Bồ Tát
tượng trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa- giác tha, ý là giúp đỡ
và giác ngộ người khác – vì thế có thể Phật giáo Đại thừa đã đưa người
lên tầm quan trọng như vậy, không giống với Phật giáo Tiểu thừa.
Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quan Âm. Ở từng ngôi chùa, thường thì ở giữa là tượng đức Phật Tổ, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát nằm 2 bên, nhưng phía ngoài khuôn viên chùa đa phần đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hay ít thấy hơn tượng của những vị Phật hay Bồ Tát khác.
Danh xưng Phật Bà Quan Âm có nguồn gốc từ truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những ai tu hành đạt đến đỉnh cao, thì ngũ giác của họ có thể sử dụng chung được. Tức là họ có thể sử dụng tai để “nhìn” thấy hình ảnh, sử dụng mắt để “nghe” được tiếng động, lưỡi có thể ngửi được...
Theo lòng tin này, thì danh xưng Phật Quan Âm có nghĩa là: Bồ Tát luôn thấy được những khổ đau, cơ cực trong bến mê của con người và sẵn sàng đứng lên giúp đỡ hay nói pháp lúc cần.
Tượng
gỗ Phật Quan Âm được thể hiện dưới nhiều hình dáng không giống nhau,
tuy nhiên rộng rãi nhất có lẽ là tượng gỗ Phật Quan âm đứng hoặc ngồi
trên đài sen, tay trái cầm bình cam lộ, tay phải cầm cành dương liễu.
rước khi trở thành Phật, người sống trong nhung lụa, có thể nói là
nhiễm bụi bẩn của cuộc đời cũng như mầm sen còn ở trong bùn đất tăm tối.
Đến khi Ngài xuất gia tu thành chính quả nghĩa là hoa sen đã vươn mình
nở rộ khỏi bùn đất.
Hoa sen còn tượng trưng cho sự bình đẳng,
qua ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo cũng gửi gắm một thông điệp: bất cứ
ai cũng có thể thức tỉnh, tu hành để thoát khỏi ngũ dục của cuộc đời nếu
có ý chí, sự quyết tâm.
Sống trong bùn đất nhuốc nhơ nhưng vẫn tỏa hương thơm ngát cho đời, hiếm có một loại hoa nào được như vậy. Đó cũng chính là những điều tượng trưng cho giáo lý Đức Phật muốn truyền đạt cho con người.
Khi thờ tượng gỗ phật Quan Âm thì không nên thờ chung với tượng thần khác. Khi thờ cúng, thì cần có một bàn thờ đủ rộng và có trang trí thêm lư hương và chén nước, ngày rằm, lễ có thể cắm thêm hoa quả. Tất cả đồ thờ cúng phải đảm bảo trang nghiêm và sạch sẽ thể hiện sự kính trọng với Phật.
Các gia đình đạo Phật thường thấy tượng gỗ Phật Quan Âm hoặc những hình ảnh Phật Bà Quan Âm được thờ cúng trên các bệ cao với sự trang trọng.
Người ta tin rằng thờ Tượng gỗ Phật Quan Âm trong nhà sẽ được phù hộ tai ương, đem lại cuộc sống bình an, Phật phổ độ phước lành tránh được nhiều tai ương, mang đến hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.
Hướng
đặt tượng gỗ Phật Quan Âm nên được đặt ở bàn thờ Phật hoặc giữa phòng
chính, phương hướng của hung tinh – sát tinh – các vận thủy không tốt.
Khi đặt tượng thì cần hướng ra cửa chính.
Nước cam lộ của Quan Âm là nguồn nước xoa dịu nỗi đau của chúng sinh. Cành dương liễu biểu hiện cho sự dẻo dai, nhẫn nhục mà đức Phật vẫn luôn truyền.
Sự hiện thân của quan âm mang đến cho chúng ta một thông điệp đó là tình thương yêu, nhẫn nại và sự tỉnh thức vì lòng từ bi dùng mọi phương tiện hóa thân…Với những hạnh nguyện cứu độ chúng sanh, Bồ tát luôn luôn có mặt khắp nơi dìu dắt mọi người thoát khỏi khổ đau.
Qua những ý nghĩa trên, chúng ta thấy lòng từ bi cao cả của Bồ tát thật khôn lường. Lễ bái tượng gỗ quan âm, chúng ta phải luôn ghi nhớ hai đức tánh căn bản của Ngài: nhẫn nhục và từ bi, để đem áp dụng đời sống hàng ngày. Có thế, sự lễ bái mới thật sự hữu ích và vô cùng cần thiết.
Chuẩn bị trước khi thỉnh tượng gỗ Quan Thế Âm Bồ Tát:
Bàn thờ là điều quan trọng đầu tiên mà gia chủ cần chú ý trước khi thỉnh Tượng gỗ Phật Quan Âm
Vị trí để tượng gỗ Quan Âm bồ tát trong nhà cũng rất quan trọng. Gia chủ cần phải chọn chỗ để tượng thật sạch sẽ. Tránh tuyệt đối những hướng vào phía nhà ăn nơi phát ra luồng khí nóng hay nhà vệ sinh ẩm ướt, có mùi hôi.
Bàn thờ cần lập trên cao ở nơi trang nghiêm trong ngôi nhà có đầy đủ bát hương, lọ hoa, chén nước…
Khi thỉnh tượng gỗ phật quan âm về gia chủ nên lên ngôi chùa mình đang theo để nhờ các sư thầy làm phép, tụng kinh.
Sau khi hoàn tất các chuẩn bị trên thì thực hiện việc thỉnh Phật Bà Quan Âm về nhà, đưa lên bàn thờ, thắp hương thờ cúng hàng ngày.
Khi dâng đồ cúng thì gia chủ lưu ý chỉ dâng hương hoa, đồ chay vì Phật Bà rất thanh tịnh, tinh khiết.