Sản phẩm: Tượng Khỉ
Kích thước: C320-R200-S100
Chất liệu: Gỗ trắc đỏ đen
Tình trạng: Còn hàng
Ý nghĩa phong thủy của tượng khỉ gỗ trong đời sống con người.
Ngoài ra, từ “Hầu” chỉ con khỉ đồng âm với từ “Hầu” dùng để chỉ một tước vị quyền quý (Tước hầu là tước thứ hai trong năm tước: Công, hầu, bá, tử, nam). Nên Tượng Khỉ còn mang ý nghĩa phong hầu, tượng trưng cho người được phong quan chức tước, đường công danh có bước tiến vượt bậc. Nếu thấy hình tượng con khỉ leo trên cây phong thì biểu tượng mang ý nghĩa “phong hầu quải ấn” (đeo ấn phong hầu).
Trong 12 con giáp, Thân là con Khỉ đứng thứ 9 trong 12 con vật ở Thập Nhị Địa Chi. Loài khỉ có đặc tính giống loài người và mang trí tuệ thông minh nhất trong tất cả các loài động vật sau loài người, thường khi ở trong rừng, ưa nhảy nhót, treo leo từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á như năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ cũng được người đời nhắc đến, Ở Nam Bộ, chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu khỉ.
Nếu đặt bức tượng Khỉ tại phương vị cát lợi của ngôi nhà có thể làm tăng tính linh hoạt của không gian và khả năng đạt được nguyện vọng của bản thân càng nhanh chóng. Trong mười hai con giáp, những người tuổi rồng, chuột, rắn mà làm các viên chức, hoặc những người muốn thăng tiến chức vụ trong cơ quan thì rất hợp với tượng khỉ gỗ sẽ giúp mang lại được tấn tài tấn lộc, sinh thịnh vượng, dư dả. Còn đối với những người tuổi hổ, lợn xung khắc với Khỉ nên khi đặt tượng khỉ trong nhà sẽ không mang lại được giá trị phong thủy như mình mong muốn.
Để tượng tại cung văn xương của ngôi nhà thì hiệu quả càng tốt đẹp.
Không nên đặt bức tượng khỉ ở hướng Đông Bắc của ngôi nhà. Đây là vị trí
tương xung với người tuổi thân. Nếu đặt ở hướng chính Bắc hoặc Tây Nam
thì cát và mang được nhiều của cải về kho cho gia chủ và ngôi nhà.