Sản Phẩm: Tượng Đạt Ma 2
Kích Thước: R860-C500-S300
Chất liệu: Lũy kháo
Tình trạng: Còn hàng
Bồ Đề Đa La có nguyên quán tại Nam Thiên Trúc – Ấn Độ, ngài là con thứ ba của Quốc Vương nước Hương Chí tại Nam Thiên Trúc. Trong một lần đến nước Hương Chí, Bát Nhã Đa La – vị tổ thứ 27 của nhà Phật, đã cùng Bồ Đề Đa La bàn luận về chữ Tâm. Nhận thấy vị hoàng tử có ngộ tính cao nên ngài đã khuyên hoàng tử lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông Đạt. Tên Bồ Đề Đạt Ma bắt nguồn từ đó.
Bồ Đề Đạt Ma sau nhiều năm tu hành khổ luyện đã thấu hiểu giáo lý nhà phật và được tôn xưng là vị phật thứ 28 của nhà Phật. Người chính là ông tổ đã sáng lập ra trường phái Thiền tông nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc.
Bồ Đề Đạt Ma được biết đến là một người có trí tuệ tuyệt hảo. Tri thức của ngài có thể soi rọi, chiếu sáng cho toàn vũ trụ. Người cũng có ước vọng đưa giáo điều này vào trong tinh thần truyền thống của Phật Giáo phái Đại thừa.
Tượng Đạt Ma được đặt nhiều chuyên gia phong thủy sử dụng để trấn trạch, trừ tà vô cùng hữu hiệu. Điều khó nhất trong điêu khắc tượng chính là đôi mắt của ngài, làm sao khi nhìn vào đôi mắt của ngài như đang nhìn vào cõi hư vô. Ngài được xuất hiện với rất nhiều hình tượng khác nhau như: Đạt Ma khất thực, Đạt Ma ngồi thiền, Đạt Ma thế võ, Đạt Ma hàng long, … Mỗi hình tượng của ngại lại mang đến những ý nghĩa phong thủy vô cùng độc đáo. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa tượng Đạt Ma qua từng hình tượng:
Đây là một trong những bức tượng Đạt Ma phổ biến, nổi tiếng nhất trong dân gian. Hình tượng này bắt nguồn từ sự tích, khi ngài gặp Lương Vũ Để để giảng đạo. Tuy nhiên, Vũ Đế là người phản đối tư tưởng của Đạt Ma một cách mạnh mẽ. Khi nhận ra điều này, ngài đã ngắt một nhánh cỏ đặt xuống dòng Trường Giang đang cuộn chảy ào ào. Ngay lập tức, ngài đặt chân lên nhành cỏ đó và nhẹ nhàng, an nhiên đi như đi trên mặt đất.
Hình tượng này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt thể hiện được ý chí kiên định, vững vàng của Đạt Ma. Đặt tượng Đạt Ma quá hải trong nhà ngoài tác dụng trấn trạch, trừ tà, xua đuổi tà khí. Còn giúp răn dạy các thành viên trong gia đình luôn có chính kiến, biết quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Người xưa kể rằng, sau 3 năm tiến hành thị tịnh thì người ta chỉ nhìn thấy Đạt Ma chỉ đi chân không trên đường. Một tay ngài chỉ cầm 1 chiếc giày, còn một tay người cầm cây thiền trượng.
Cây thiền trượng ngài mang theo là sự tượng trưng rõ nét nhất cho sự giác ngộ của con người. Còn 1 chiếc giày có ý nghĩa là con người chỉ giống như cát bụi mà thôi. Từ đó, nhắc nhở con người rằng cõi chỉ là nơi chúng ta đến và đi, hãy sống cho thật tốt để người đời sau còn nhớ mãi. Đây cũng chính là muốn nhắc nhở chúng ta luôn hướng đến những điều chân – thiện – mỹ của con người.
Khất thực còn được biết đến với tên gọi khác là khuất thực. Đây là một nét đặc sắc, mang tính tượng trưng của Phật Giáo. Khi khất thực, người tu hành sẽ đi xin thức ăn, thực vật của người đời để nuôi sống bản thân.
Đạt Ma khất thực có ý khuyên con người phải biết tu tâm, dưỡng tính một
cách cẩn thận. Tuyệt đối không được vì cái lợi trước mắt mà quên đi lẽ
sống cũng như tư cách của mình.
Muốn mang tới hiệu quả cao trong phong thủy, tượng Đạt Ma sư tổ cần được đặt đúng cách. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách đặt tượng Đạt Ma trong nhà đúng cách:
Chúng ta có thể đặt tượng Đạt Ma trong nhà ở những vị trí đặt tượng sau: