Contact Me on Zalo
0766535353
HOTLINE: 0766535353
Mỹ Nghệ
Phong Thủy Tại Gia
Thiền Thừ

Sản Phẩm: Thiền Thừ 1

Kích thước: C390-R560-R200

Chất liệu: Gỗ hương

Tình trạng: Còn hàng

Giá: Liên hệ


Ý nghĩa của Thiềm Thừ Phong Thủy (Cóc Ba Chân) và cách trưng bày hợp phong thủy


Thiềm Thừ hay còn được gọi là Cóc 3 chân, là một là linh vật chiêu tài. Vì thế ở nhà, hộ kinh doanh, công ty thường thấy tượng Thiềm thừ được đặt ở cạnh bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, bàn làm việc, quầy thu ngân… hướng nhìn vào trong nhà. Để giải thích ý nghĩa của thiềm thừ và các trưng bày hợp phong thủy, chúng ta cần hiểu được nguồn gốc, tính cách của thiềm thừ.


1. Nguồn gốc thiềm thừ (cóc ba chân)


- Thiềm Thừ vốn là yêu quái đi khắp nơi cướp tiền vàng, gây hại cho nhân gian. Sau khi được Tiên ông Lưu Hải dùng Thất Tinh Trận Pháp khắc chế trên lưng, Thiềm thừ đã bị thu phục, cải tà quy chánh. Linh vật này đã theo tiên ông đi tu hành, sử dụng phép thuật của mình để nhả tiền bạc giúp đỡ mọi người để thể hiện sự phục thiện. Vì thế Thiềm Thừ được mọi người  xem làm một linh vật phong thủy đem lại tài lộc và yên lành.


- Xuất hiện với miệng ngậm đồng tiền, bên cạnh lưng có mang hai xâu tiền và 3 chân đạp lên lớp tiền hoặc đạp lên bao tiền tượng trưng cho việc mang vàng bạc tiền tài vào nhà.


- Tại sao thiềm thừ lại có 3 chân? Trong quá trình thu phục thiềm thừ, tiên ông Lưu Hải đã vô tình đánh gãy mất 1 chân của thiềm thừ. Vì thế thiềm thừ chỉ có 3 chân. Nếu tượng cóc đục mà có 4 chân thì không phải thiềm thừ mà chỉ là cóc phong thủy.


- Ngoài ra, Thiền Thừ Phong Thủy còn mang ý nghĩa hóa hung thành cát, mang bình an tới cho gia đình. Người xưa tin rằng, nếu có họ hàng nhà cóc ở dưới ao giếng ( hoặc ở cạnh giếng), ao hồ sau nhà thì bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập. Người xưa nói: "Con cóc là cậu ông trời". Do đó, yêu ma đều rất sợ loài linh vật này. Cóc cũng được mệnh danh là loài vật có sự can đảm.


- Thông thường sẽ bắt gặp mẫu thiềm thừ đơn giản nhất và truyền thống nhất là thiềm thừ ngồi trên vàng và bao tiền, miệng ngậm đồng tiền.


- Hiện nay, các mẫu thiềm thừ phong thủy được các nghệ nhân sáng tạo với rất nhiều mẫu mã đa dạng: Thiềm thừ dưới gốc cây tùng, thiềm thừ ngồi cạnh chum tiền, thiềm thừ bảo ngọc... Dù ở bất kỳ mẫu mã nào thì thiềm thừ cũng phải có những đặc điểm chung sau: Ba chân, lưng có nhiều gai chia thành 7 nhóm tượng trưng cho Thất tinh trận, vẻ mặt hung giữ, miệng ngậm đồng tiền.


2. Cách Trưng Bày Thiềm Thừ Phong Thủy - Cóc Ba Chân


Đặt tượng Thiềm Thừ gần cửa trước phía các góc nhà và ở bàn thờ thần tài thổ địa chính là nơi hấp thụ tài lộc tốt nhất. Ngoài ra còn được đặt ở chân bàn thờ, trên bàn làm việc, trên xe hơi.


Lưu ý:


+ Khi đặt thiềm thừ phải hướng cho thiềm thừ quay vào trong nhà hoặc hướng về gia chủ. Theo phong thủy, thiềm thừ sẽ nhả tiền bạc, may mắn ra, nếu quay vào phía trong nhà thì tiền tài sẽ đổ vào, quay ra ngoài tiền tài sẽ tiêu tan.


+ Nên ưu tiên đặt cóc ở những vị trí thấp hoặc đặt dưới đất. Cóc là loài vật sống dưới đất. Để thiềm thừ càng gần đất mẹ, khả năng phong thủy càng phát huy mạnh.


+ Khi đặt cóc ở bàn thờ ông Địa: Nên để ngồi dưới đất, cạnh ban thờ. Nếu ở trong cùng ban thờ thì phải để ông Địa cao hơn cóc.


+ Tuyệt đối không đặt trong bếp, phòng tắm hoặc gần nhà vệ sinh. Nếu đặt ở những vị trí này thay vì mang tài lộc đến cóc sẽ trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi, tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà.


+ Không phủ vải hoặc để bất kỳ thứ gì phủ lên trên mắt Thiềm thừ.


+ Khi đã đặt cóc ba chân thì hạn chế di chuyển, mỗi lần di chuyển sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả phong thủy. Nếu di chuyển phải chọn ngày, giờ đẹp.


+ Thiềm Thừ Phong Thủy sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi "phù hộ" cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này. Khai quang thiềm thừ cũng không nên có người lạ mặt.


Sản phẩm khác